Từ ngày 10-7 tới, Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm ở tất cả 30 quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn. Việc thí điểm và mở rộng thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quyền hạn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp, người dân
Sơ chế, chế biến thức ăn là một quy trình phức tạp, đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ nhiều quy định, tiêu chuẩn do các cơ quan y tế ban hành...
Tôi xin khẳng định công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được các bộ, ngành, địa phương, kể cả các đoàn thể đã phối hợp và có rất nhiều cố gắng, tiến bộ nhưng còn nhiều bất cập và chưa đạt được mong muốn”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thừa nhận
Như Báo Hànộimới đưa tin, tại hội nghị đánh giá kết quả triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2019 và triển khai công tác thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, Sở Y tế Hà Nội đã công bố 2.853 cơ sở vi phạm và xử phạt 1.251 cơ sở với số tiền hơn 4,8 tỷ đồng trong vòng một tháng. Con số này cho thấy, tình hình vi phạm về an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp, đòi hỏi công tác quản lý phải siết chặt hơn nữa.
Hiện nay, với mục tiêu quản lý chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm tiêu thụ trên thị trường, ngành Nông nghiệp Hà Nội tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát sản phẩm nông, lâm, thủy sản ở chợ đầu mối, cửa hàng thực phẩm sạch... Qua đó, các ngành chức năng xử lý kịp thời những vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh...
Chợ đầu mối nông sản không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nguồn cung, mà còn bảo đảm chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm cho 10 triệu dân của Hà Nội. Dù vậy, để phát triển có hiệu quả loại hình kinh doanh này lại là bài toán không dễ
Xu hướng mua thực phẩm chế biến sẵn qua mạng xã hội đang thu hút nhiều người, nhất là giới trẻ. Loại hình mua bán này thuận tiện nhưng cũng tiềm ẩn không ít nguy cơ, nhất là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm từ nguyên liệu, phụ gia khó kiểm soát đến các điều kiện chế biến, bảo quản không bảo đảm vệ sinh…
Hiện tại với hơn 700 siêu thị, trung tâm thương mại với ước tính đón tiếp hơn một triệu lượt khách mua sắm mỗi ngày, Saigon Co.op đạt doanh thu năm gần nhất hơn 30 nghìn tỷ đồng và góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam. Đồng thời, các tiêu chuẩn khắc khe về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cũng được đơn vị này ưu tiên hàng đầu nhằm bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng Việt.
"Thương mại điện tử là chuyên đề chúng tôi đã đăng ký kế hoạch với Ban chỉ đạo 389 Quốc gia từ đầu năm và nhận được sự chỉ đạo rất cụ thể. Sở dĩ phải thực hiện chuyên đề này vì môi trường Internet đang là nơi diễn ra việc quảng cáo, mua bán rất nhiều sản phẩm gian lận thương mại phổ biến", Tổng Cục trưởng Quản lý thị trường Trần Hữu Linh chia sẻ với phóng viên Nhân Dân điện tử tại buổi gặp gỡ báo chí mới đây.